Vai trò của tài nguyên đối với phát triển du lịch

      1. Quyết định phương hướng phát triển du lịch:

–   Khuyến khích kinh doanh.

–   Thu hút đầu tư kinh doanh.

–   Thu hút du khách đến tham quan.

–   Phối hợp hoạt động giữa các ngành.

–   Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngưòi lao động.

2. Xây dựng sản phẩm du lịch:

–   Các loại hình du lịch.

–   Quy mô  dịch vụ du lịch.

–   Chất lượng dịch vụ du lịch.

–   Đối tượng tiêu dùng sản phẩm.

     3. Quyết định xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.

–   Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.

–   Xây dựng hạ tầng xã hội.

–   Xây dựng cơ sở lưu trú.

–    Xây dựng các loại hình vui chơi giải trí.

2.1.1    Nhân lực du lịch

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho bản thân con người và cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiểu quả cao là điều kiện quyết định cho sự phát triển đất nước.

Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động.

Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao đọng phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên…) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin được chia ‘ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta, tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian tới.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin “nguồn gốc quan trọng nhất” quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Theo Các Mác: Lao động là một quá trình diễn biến tự nhiên giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa con người với tự nhiên. Lao động  là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Thông qua lao động cải tạo thế giới khách quan, tìm hiểu được quy luật vận động của thế giới khách quan, hình thành dần dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Lao động gồm hai loại: Lao động chân tay và lao động trí óc .

Vậy chúng ta có thể hiểu: Lao động du lịch là bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội.

   Tư liệu lao động:

   Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau thành một lực lượng sản xuất. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động”. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, “là sức mạnh tri thức của con người đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất. Chính sự cải tiến và hoàn thiện kgông ngừng công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử .

  Đối tượng lao động: 

  Đối tượng lao động là toàn bộ thế giới khách quan xung quanh mà con người cùng tư liệu sản xuất tác động tạo nên của cải vật chất xã hội. Đối tượng lao động rất đa dạng, là mục tiêu khám phá và cải tạo của con người. Một nhà kinh doanh đã nói:“ Thế giới quanh ta thật là rộng lớn, cần phải nghiên cứu chúng” .

  Trong phạm vi ngành du lịch, ngoài yếu tố con người, chúng ta có thể hiểu đối tượng lao động du lịch là hệ thống tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và cơ sở vật chất kỹ thuật mang ý nghĩa kép, nó vừa là đối tượng lao động du lịch, vừa cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng tạo nên tư liệu lao động để khai thác đối tượng lao động du lịch tài nguyên (tự nhiên và nhân văn). 

  Đặc điểm lao động trong ngành du lịch.

v    Lao động trong du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn .

v    Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao .

v    Thời gian lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lý lớn.

v    Cường độ lao động không cao nhưng thường chịu áp lực tâm lý lớn. 

    Yêu cầu lao động trong du lịch: 

v    Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp: Nghề du lịch là nghề hấp dẫn mọi người, được hưởng thụ những lợi ích kinh tế đăc biệt. Tuy vậy, lao động du lịch là lao động tương đối “nặng”, đặc biệt là nghề HDV. Trên đường hành trình, người HDV phải đối mặt với nhiều căng thẳng, phải có trách nhiệm với cuộc sống nhiều người hay nói một cách hình ảnh là nghề “làm dâu trăm họ”. Do tính chất phức tạp của công việc và sự chịu đựng căng thẳng về tâm lý nên khả năng chán việc rất cao. Điều này đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải có lòng yêu nghề, sự trung thực và tính kiên nhẫn.

v    Trình độ chuyên môn: Có nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn thành thạo và các kiến thức về văn hóa xã hội, kinh tế. Phải có kiến thức về giao tiếp ứng xử quốc tế, nắm vững tâm lí khách du lịch các nước để có cách phục vụ thích hợp. Đối với HDV thì trình độ chuyên môn chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong công việc. Có như vậy mới tạo được bản lĩnh nghề nghiệp khi đứng trước khách du lịch, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của khách đưa ra cung như mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc hành trình.

v    Trình độ ngoại ngữ: Là một trong những kiến thức cơ bản của lao động du lịch. Nếu thiếu ngoại ngữ thì không thể giao tiếp được với khách du lịch ngoài nước và khó lòng mà hiểu biết được nhu cầu, sở thích của họ. Và khách rất vui mừng khi chúng ta nói chuyện, giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ của chính nước họ, họ có cảm giác một không khí thân thiện như ở chính ngôi nhà của mình. Nước ta đang trong trong quá trình hội nhập, là một trong những nước có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch và là điểm đến an toàn đối với khách du lịch. Viêc đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa đem lại nhiều lợi ích kinh tế nên yêu cầu đặt ra là phải đào tạo, hoàn thiện chuyên môn của đội ngũ lao động du lịch, trong đó phải kể tới vấn đề ngoại ngữ. Có như vậy chúng ta mới có thể chủ động đón và phục vụ khách.

 Tóm lại, lao động du lịch phải có 3 nhiệm vụ cơ bản sau: 

v    Thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng du khách. 

v    Mang lại hiểu quả kinh tế một cách tối ưu.

v    Góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

LAO ĐỘNG DU LỊCH CẦN TÂM NIỆM 7 ĐIỀU SAU:

  1. 1.      Xác định khách hàng là người quan trọng nhất của của bất cứ ngành kinh doanh nào.
  2. 2.      Khách không lệ thuộc vào chúng ta mà chúng ta lệ thuộc vào khách.
  3. 3.      Khách không phải là ngưòi đến gây phiền hà cho chúng ta mà là đối tượng để ta phục vụ.
  4. 4.      Khách là một bộ phận quan trọng của công việc kinh doanh.
  5. 5.      Khách là người đến với chúng ta với những ước muốn và nhu cầu, ta phải đáp ứng những ước muốn và nhu cầu đó của khách.
  6. 6.      Không nên nghĩ khách là người nhiều tiền mà phải quan niệm khách là người có đức tính và tình cảm như chúng ta.
  7. 7.      Khách là người nuôi sống và trả lương cho chung ta.

2 bình luận »

  1. Đào Thùy Dương Said:

    Tôi đang làm đề tài về Cấu trúc nguồn nhân lực du lịch . Tôi rất khó khăn trong việc tìm tài liệu về:
    – Đặc điểm của ngành du lịch(nói chung)
    – Đặc điểm và Cấu trúc nguồn nhân lực du lịch
    – Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến nguồn nhân lực du lịch
    Bạn nào có tài liệu hoặc biết về những vấn đề trên làm ơn giúp tôi với ah!
    Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

  2. […] Vai trò của tài nguyên đối với phát triển du lịch […]


{ RSS feed for comments on this post} · { TrackBack URI }

Bình luận về bài viết này